TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM – CỘI NGUỒN & KHAI SÁNG

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM – CỘI NGUỒN & KHAI SÁNG

.

      Sau một thời gian dài nghiên cứu, đằm mình trong từng con chữ, tập sách “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cội nguồn và Khai sáng” với khổ sách 14.5 x 20.5 cm, dày 280 trang, nền bìa là bầu trời Hải Phòng, trình bày khá ấn tượng, trông rất bắt mắt với nhiều tư liệu cổ như bản đồ, bia đá, thần tích, thần sắc, bút lục… cách nay hàng trăm năm được ra đời.

      Bên dòng chảy lớn được soi rạng ở nhiều phát hiện, từ danh phận, sự nghiệp đến tài năng, đức độ về một nhân vật lớn… Đặc biệt, có một trầm tích khá lung linh, phong lưu, hấp dẫn ở nguồn cội, nó nằm trong tầng chìm lặng, nơi góc khuất của sự kiện, thời gian nào đó, mà hậu thế còn ít người biết đến … Thì, “Cội nguồn & Khai sáng” của tác giả là tập nghiên cứu đã góp vào “Pho tư liệu quý” một hướng tìm. Đấy là “cái mỏ”. Là khoảng sáng mà người viết đã chuyên sâu và dày công khơi mở.

     Có thể khảng định "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cội nguồn & Khai sáng" là tập sách đầy đủ nhất về thân thế , sự nghiệp cũng như sáng tác của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm" trong vòng 500 năm qua. Từ quê gốc đến bên nội, bên ngoại, bên vợ.... cũng như những địa danh có liên quan dính líu. Ngoài ra phần viết về mảnh đất Vĩnh Bảo và nội đô Hải Phòng, mà từ trước tới nay các nhà sử học quốc gia, cũng như tỉnh thành đều có những nhận định khác...



Có thể là hình ảnh về văn bản
Bìa cuối (4)
.


Bìa đầu (1)

      Trong rất nhiều tư liệu về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - có thể nói, ở “Cội nguồn & Khai sáng” tác giả đã làm sáng dậy rất nhiều điều kỳ bí, sinh động và lý thú, mà lần đầu tiên được công bố. Ví như: “Vĩnh Bảo - Bước chân theo dọc thời gian; Ấp Trình Tuyền; “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”; Các nhà khoa bảng quê Vĩnh Bảo; Am thứ Mười Tám và chùa Song Mai; Gia tộc Trạng Trình; Bên ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nhạc phụ Nguyễn Bỉnh Khiêm; Am thứ Mười Bảy; Tên Nôm các làng xã Vĩnh Bảo và sự tích các làng mang tên Tạ & Am; Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình Quốc công từ năm nào; Làng Vẻn tại Vĩnh Bảo và tại nội thành Hải Phòng không phải có từ thời Lê Chân; Dương Kinh từng là “Văn Miếu” của Đại Việt, hay Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1586 chứ không phải năm 1585 như tất cả các văn bia, tượng đài, sách báo và tài liệu đã in từ khi Việt Nam dùng lịch dương”. Hay những hiền tài tiêu biểu khác nữa của thành phố Hải Phòng là Trạng nguyên Lê Ích Mộc, Trạng nguyên Trần Tất Văn,v.v.

      Điều đáng nói ở “Cội nguồn & Khai sáng” là Nhà nghiên cứu đã hệ thống lại toàn bộ từ tổ khảo, tổ tỷ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tới những hậu duệ của ông ngày nay với sự hiểu thêm về toàn bộ mảnh đất Vĩnh Bảo, với các miền đất khác như Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… trong liên quan, dính líu. Đây là tập khảo cứu công phu có nhiều phát hiện mới, không giống như các sách đã in từ trước tới nay.

Một lần nữa, khẳng định sự đóng góp quý báu của tác giả trong niềm quý yêu, trong uy tín ở sự thành công, sự đắp dầy công cuộc nghiên cứu, lao động và sáng tạo nghệ thuật của một người cầm bút.
       Ai có nhu cầu mua sách thì liên hệ với chị Nguyễn Thị Như Yến, mobiele 0906069956. TK 19031574366686 Techcombank Hai Phong

                 Mong sự cộng tác của bạn đọc gần xa.

.
                                                  BAN BIÊN TẬP XUẤT BẢN


























 

Các tin liên quan

Đối tác

Len dau trang
© Copyright © 2018 . All rights reserved