GDP Nga giảm do chiến sự

GDP Nga giảm do chiến sự

.

 Cơ quan thống kê Nga cho biết GDP nước này giảm 1,9% trong quý I/2023 so với cùng kỳ năm ngoái. Các lệnh trừng phạt của phương Tây sau xung đột tại Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại cho nước này.

Theo báo cáo của Ngân hàng trung ương Nga công bố mới đây, 3 tháng đầu năm nay đã ghi nhận sự gia tăng hoạt động đầu tư và tiêu dùng đồng thời tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở gần mức tối thiểu, cho phép cơ quan này cải thiện dự báo tăng trưởng GDP của Nga trong năm nay trong khoảng 0,5-2%. Tuy nhiên, GDP vẫn giảm 1,9% trong quý I so với cùng kỳ 2022. 

Lạm phát tháng 3 năm nay giảm xuống mức 3,5% và tiếp tục xuống 2,3% trong tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức thấp với 3,5%, nhưng chủ yếu do lực lượng lao động của nước này đang bị thu hẹp.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo Nga tăng trưởng năm nay. Dù vậy, họ cũng cảnh báo việc bị áp các lệnh trừng phạt và doanh thu từ năng lượng giảm có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Nga vài năm tới.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi tháng 3 cho biết dù xuất khẩu dầu thô của Nga hiện ở mức cao nhất kể từ khi căng thẳng với Ukraine diễn ra, nhưng doanh thu từ dầu vẫn giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu từ dầu thấp hơn đã ảnh hưởng đến ngân sách Nga, với khoản thâm hụt 3.400 tỷ rúp (khoảng 993 tỷ đồng) trong 4 tháng đầu năm. Con số này lớn hơn đáng kể so với mức thâm hụt mục tiêu 2.900 tỷ rúp.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Nga cho biết khoản thâm hụt này một phần còn do doanh thu năng lượng giảm, chi tiêu tăng, đặc biệt là chi phí quân sự. Giới chuyên gia dự báo thâm hụt ngân sách của Nga có thể tương đương 3-4% GDP năm nay, cao hơn mục tiêu là 2%.

Theo công ty phân tích độc lập có trụ sở tại London Capital Economics, mức sụt giảm GDP trên "ít hơn so với dự kiến," cho thấy nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn khó khăn và bắt đầu tăng trưởng.

Trước đó, năm 2022, kinh tế Nga đã giảm 2,1% vì phải hứng chịu làn sóng trừng phạt khác liên quan đến căng thẳng với Ukraine, trong đó có lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm xăng dầu Nga. Không chỉ vậy, nhóm G7 và Australia cũng áp giá trần đối với dầu nước này.

Theo Reuters

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin liên quan

Đối tác

Len dau trang
© Copyright © 2018 . All rights reserved