NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGVỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG SẢN XUẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGVỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG SẢN XUẤT

 

Người lao động phải tuân thủ các quy định về Nội quy và An toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong quá trình xây dựng nhà:

Yêu cầu chung đối với người lao động:

 - Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ (không mắc bệnh tim mạch, bệnh xã hội, thần kinh suy nhược...)

 - Hàng năm phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ.

 - Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích trước và trong lúc làm việc.

 - Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ phải có chứng chỉ chuyên ngành (Như hàn bình áp lực, cầu trục...)

I- NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG:

1/ Không sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất khi chưa được phân công, không nắm được quy trình và cách sử dụng chúng.

2/ Không đi lại, làm việc dưới khu vực có mã hàng đang cẩu, nơi có công nhân làm việc phía trên.

3/ Đi lại, làm việc phải quan sát thận trọng tránh va vấp, ngã… Lưu ý khu vực có dầu mỡ, điện, hố ga.

4/ Khi làm việc ở trên cao phải kiểm tra các phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao động trước, trong khi làm việc:

  - Ghế giàn giáo: Chân kê thẳng hàng, các thanh đỡ chắc chắn (Chú ý mối hàn) có liên kết chống đổ.

  - Gỗ giàn giáo: Có dây buộc giữ đầu tấm giáo cao bản, buộc đủ 3 dây treo.

  - Tấm giàn giáo kiểu cài (Đòn bẩy)  phía đầu nhô ra phải buộc dây treo

  - Dây treo giàn giáo: Các điểm tỳ vào các cạnh sắc, vùng có nhiệt độ cao phải lót bằng vật liệu không cháy, có dây cố định chống rung, lắc.

5/ Khi làm việc, di chuyển độ cao trên 1.5m so với mặt bằng an toàn, những vị trí chênh vênh, nguy hiểm bắt buộc phải đeo dây an toàn. Dây an toàn phải buộc đúng hướng dẫn (Văn bản ngày 25/06/1998).

  - Chọn điểm cố định buộc dây an toàn: Điểm buộc dây phải chắc chắn, không bị đổ, gẫy khi bị ngã. Điểm buộc trên hoặc ngang đầu người, không buộc vào vật dễ rơi, dễ đổ.

  - Độ chùng dây an toàn: £ 0,5m (khi ngã hành trình rơi £ 0,5m).

  - Những sợi dây bị sờn, bị cháy bị biến cứng do nhiệt độ, dây bị dãn đường kính giảm 10% kích thước ban đầu phải loại bỏ.

6/ Làm việc trên cao phải có túi đựng (Thùng dựng) dụng cụ, dụng cụ phải để (Hoặc treo) ở vị trí chắc chắn, tránh rơi từ trên xuống gây tai nạn cho người làm việc phía dưới.

7/ Các công việc làm trên mặt sông nước: Bố trí người làm việc phải biết bơi, phải đeo dây an toàn, có phương án, phương tiện cứu nạn, trực cấp cứu khi có người ngã xuống nước.

8/ Người làm việc trong hầm, két, chỗ khuất, chỗ vắng người chỉ được tiến hành khi:

  - Đã kiểm tra, xác định nồng độ khí độc, chất cháy nổ trong giới hạn an toàn cho phép. Những hầm, két chứa các chất đặc biệt, có hơi khí cháy, chất độc hại... phải có ý kiến quyết định của chuyên môn và có các trang, thiết bị phòng hộ lao động phù hợp.

  - Đã có các phương án xử lý và đề phòng tai nạn, sự cố và dụng cụ cứu nạn.

  - Bố trí 2 người làm việc cùng một vị trí, những vị trí đặc biệt phải có người cảnh giới.

  - Khi dừng, rời khỏi vị trí làm việc phải kiểm tra quân số trước khi ra về tránh trường hợp có người bị kẹt lại mà không biết.

9/ Chất thải công nghiệp phải đổ đúng nơi qui định (Cấm đổ bừa bãi, dùng khí nén thổi ảnh hưởng đến khu vực xung quanh).

II- AN TOÀN PHÒNG CHÁY NỔ:

1/ Vệ sinh sạch sẽ và thu sếp gọn gẽ chỗ làm việc. Không để giẻ lau có dính dầu mỡ, bìa cát tông, giấy báo… và các chất dễ cháy tại khu việc làm việc.

2/ Các chất dung môi, sơ, xăng dầu… phải để ở khu vực riêng. Sử dụng đến đâu lấy đến đó. Không để dư thừa trong khu vực làm việc.

3/ Bình chứa khí phải theo tiêu chuẩn PCCC và thường xuyên kiểm tra van an toàn xem còn hoạt động tốt không? Bình chứa khí không được để gần khu vực sơn, khu vực sấy… đề phòng sự cố có thể xảy ra.

4/ Nếu hàn hoặc sủa chữa bình áp lực, thùng xăng dầu chú ý phải vệ sinh thật sạch, thông rửa bằng nước nhiều lần, tạo ra lỗ thủng để tránh nổ bình, sau khi hàn song thì hàn lỗ thủng đó lại.

5/ Hàn, cắt những vị trí có chất dễ cháy, nổ phải kiểm tra (Trong, ngoài), có biện pháp phòng ngừa hoả hoạn, có dụng cụ, phương tiện cứu hoả, có người trực cứu hoả.

Những vị trí hàn đặc biệt: Gần các bình chứa khí cháy, vật liệu dễ cháy, nơi đang sơn phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu.

6/ Phía dưới vị trí hàn, cắt có vật dễ cháy: Gỗ, bình khí cháy, dây buộc giáo,... phải kiểm tra di chuyển hoặc có biện pháp che, chắn tia lửa, kim loại nóng chẩy, gây cháy… mới được làm việc.

7/ Cấm hàn, cắt thùng chứa chất dễ cháy, thùng bên trong có áp suất nén,...

8/ Công việc cắt hơi (GAS - OXY): khí GAS (C3H8, C4H10) áp suất trong bình 4.5 - 7.8 at (ở 150C đến 300C) sinh nhiệt cao (50MJ/kg, 18900C đến 20500C. Dễ cháy nổ, ở thể lỏng tỷ trọng bằng 50% nước, thể tích nặng 2 lần không khí. Khi bị rò rỉ trong một không gian kín dễ gây ngạt cho người và nguy cơ cháy nổ khi có nguồn lửa hở (không đặt bình chứa gas gần hầm hố, chỗ kín, thông thoáng kém ).

9/ Không để dính dầu mỡ với khí GAS, OXY đặc biệt các vị trí van khoá, chỗ nối.

10/ Vận chuyển GAS, OXY (Trong nhà máy) phải bằng xe chuyên dùng có đai giữ chống rơi, khi vận chuyển tránh va chạm mạnh, nguy cơ gây nổ. Không chở bình chứa khí với các vật tư, vật liệu, các chất phát lửa, dễ cháy, các chất ăn mòn. Cấm dốc ngược bình chứa.

11/ Đặt bình GAS nơi bằng phẳng, thẳng đứng (van ở phía trên). Khi sử dụng các bình Oxy và bình ga phải để cách xa nhau tối thiểu là 5m.

12/ Không san lấy GAS lỏng trực tiếp từ bình.

13/ Kiểm tra thường xuyên độ kín bình chứa, đường ống dẫn (phát hiện mùi khét) hoặc dùng nước xà phòng quệt lên các vị trí nghi rò rỉ phát hiện phun bọt.

14/ Điều chỉnh áp lực khi van giảm áp khi cắt không quá 0.2AT (Kg/CM2)

15/ Phát hiện có rò khí nhanh chúng khoá van chính của bình khí để khắc phục.

16/ Ngừng sản xuất (Giữa ca, hết ca sản xuất) phải đóng van chính bình chứa khí.

17/ Cấm dùng bình chứa GAS, OXY làm vật kê chèn, bắc giáo, đè các vật nặng,...

 

III- CÔNG VIỆC CHO CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP LAO ĐỘNG:

1/ Trang phục bảo hộ lao động, tóc phải gọn gàng, nếu không dễ bị quấn, kéo vào các cơ cấu chuyền động: bánh răng, khớp nối, cua roa,...

2/ Không bố trí lao động nữ làm việc trong hầm, két kín, thông thoáng kém, trên cao, nơi có các hơi khí độc hại,...

3/ Hàn những nơi ẩm ướt, phải có vật kê lót cách điện (Gỗ, cao su...)

4/ Kê kích máy chắc chắn cẩn thận khi sửa chữa, đề phòng bị sập máy khi có người hoặc vật ở dưới. Khi sửa chữa chú ý tới điện nếu là máy phát điện, chú ý dễ gây áp lực nổ nếu là máy nén khí.

5/ Nếu điều khiển cần cẩu chú ý về dây chằng buộc, dây kéo, không có người và hàng hoá ở dưới mã hàng. Có cầu dao ngắt điện bên cạnh (Nếu là cẩu điện), khi cẩu bằng động cơ nổ phải có nút tắt nhanh. Những nơi làm việc tiếp xúc với xăng dầu phải đội mũ kính bảo hộ.

6/ Khi sử dụng máy cụng cụ cầm tay phải chú ý về điện, phoi, mạt sắt, tóc chổi đánh rỉ... bắn vào người đặt biệt là mắt, nếu máy mài, máy cắt chú ý tới bảo hiểm đá và chiều quay của đá.

7/ Không được đập búa khi có người hoặc ở đối diện trực tiếp với mình, đề phòng búa, tuột gãy cán.

8/ Khi sử dụng các thiết bị, máy móc khác: như máy tiện, máy đột dập, máy bào, máy uốn... chú ý về điện, dây tiếp đất, công tắc, lắp đặt các chi tiết chắc chắn và đội mũ và đeo kính bảo hộ.

9/ Cấp cứu tai nạn điện giật, vệ sinh công nghiệp chỗ làm việc sau khi hết giờ và toàn Nhà máy.

TNA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đối tác

Len dau trang
© Copyright © 2018 . All rights reserved