NHỮNG HƯỚNG DẪN CƠ BẢN CÁCH LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG BƠM GIẾNG KHOAN

 

NHỮNG HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

CÁCH LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG BƠM GIẾNG KHOAN

       Những người chưa hiểu biết gì về bơm chìm (Bơm giếng khoan, bơm hỏa tiễn) thì không được sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và lắp đặt chúng. Bơm chìm là loại bơm có cánh bằng gang, nhựa, đồng hay inox (Đối với bơm chìm có thân bằng inox hiện nay, thông thường là loại có cánh bơm bằng nhựa hay bằng inox), động cơ điện được ngâm chìm trong nước, nên rất cần sự cẩn trọng của người lắp đặt cũng như vận hành. Nếu làm không đúng sẽ dẫn tới hỏng bơm và mất an toàn tới tính mạng con người.

Việc vận chuyển bơm cũng rất cần thận trọng để tránh việc va đập, nếu không có thể làm xô phần động cơ và phần bơm hoặc gây chập dây điện, làm hỏng phần chuyển động của bơm, v.v...

BƯỚC CHUẨN BỊ:

+ Kiểm tra điện áp của nguồn điện để phù hợp với điện áp của động cơ bơm, cho phép được cộng, trừ 5% (Nếu 380V thì từ 360V đến 400V, còn 220V thì từ 210V đến 230V là được)

Vì các giếng khoan ở nhiều vị trí địa lý trên các vùng đất khác nhau, nên trước khi lắp đặt phải khảo sát, kiểm tra:

+ Nồng độ PH ở các giếng khoan cho phép ở mức 6,8 đến 8,5

+ Kích thước vật rắn lẫn trong nước < 0,02 mm có thể chấp nhận được

+ Giếng khoan cần phải khau rửa (Sục), làm sạch trước khi lắp đặt bơm

Tiết diện dây điện phải phù hợp với công suất của bơm, áp dụng theo bảng tính sau:

Công suất bơm

Tiết diện dây điện (S)

1.5 Kw

3*1,5 mm2

2.2KW

3*2 mm2

3.0-4.0KW

3*2,5 mm2

5.5-10.0KW

3*4 mm2

11.0-18.5KW

3*6 mm2

22.0-30.0KW

3*10 mm2

+ Dây điện phải là loại dây chuyên dụng dùng cho các loại bơm chìm.

+ Phần nối dây điện thì đầu dây phải được tẩm thiếc, khi hàn xong phải sử dụng băng keo chống thấm nước tại những vị trí mối nối (Kiểm tra kỹ) và tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật mà nhà sản xuất đề ra.

+ Cần tính toán đủ chiều dài dây điện, hạn chế những điểm nối ngâm thả trong nước

Tủ điều khiển cho máy bơm chìm (Bơm giếng khoan)

+ Mỗi máy bơm chìm khác nhau thì sử dụng một tủ (điện) điều khiển với công suất khác nhau

+ Các tủ điều khiển sẽ kiểm soát sự hoạt động của máy bơm một cách tự động

+ Là công cụ bảo vệ bơm khi có sự cố xảy ra như: Quá tải, mất pha, dòng không ổn định, chập điện, …

+ Các tủ điều khiển phải có đèn báo hướng dẫn cho từng trường hợp, giúp người vận hành dễ dàng nhận biết được nguyên nhân xảy ra sự cố.

LẮP ĐẶT BƠM CHÌM (GIẾNG KHOAN)

+ Lắp phần động cơ điện và phần bơm chắc chắn với nhau, các ốc vít, bu lông ê cu được xiết chặt, không có độ dơ.

+ Kết nối ống dẫn với miệng ra của bơm

+ Dùng dây thép có độ dài tương ứng với độ sâu của bơm cần thả, ghim chặt, để nâng lên, hạ xuống

+ Lắp đặt rắc co, cút nối,van nước áp lực và đồng hồ đo lưu lượng…theo sơ đồ:

Sơ đồ lắp đặt máy bơm chìm giếng khoan

VẬN HÀNH BƠM CHÌM (GIẾNG KHOAN)

+ Kết nối máy bơm với tủ điều khiển vào mạng lưới điện

+ Nếu thấy áp lực trên đồng hồ đo lưu lượng nước nhỏ, hoặc không có thì lập tức tắt máy bơm, kiểm tra lại phần điện, rồi khởi động lại. Có thể do bị ngược chiều quay của bơm, cần đảo đầu dây trên tủ điện (Do thợ điện làm)

+ Nếu trong nước có nhiều cát và bùn, cần tắt máy ngay và cần phải khau giếng bằng một máy bơm chuyên dụng khác để loại bỏ tạp chất, nước bẩn... trước khi bắt đầu sử dụng bơm.

Chú ý:

+ Không được cho bơm hoạt động khi bơm không ngâm trong nước

+ Máy bơm cần phải thả chìm dưới giếng khoan thấp nhất 5 mét mới được hoạt động.

+ Thời gian khởi động chạy thử bơm không được quá 1 phút, nếu thấy các thông số không đạt hoặc bơm không hoạt động thì ngắt điện kiểm tra lại ngay, báo cho kỹ thuật để xử lý.

+ Cần duy tu, bảo dưỡng máy bơm, tủ điều khiển và khau giếng theo định kỳ.

Mọi ý kiến về các loại bơm có thể hỏi về Phòng Kỹ thuật, Công ty Thiết bị Hồng An được tư vấn miễn phí theo phone: 0225.3540007/3824725 -203 hay Email: ha@honganhp.vn  hoặc tnt@honganhp.vn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CÁCH LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG BƠM GIẾNG KHOAN

Đối tác

Len dau trang
© Copyright © 2018 . All rights reserved