THÁI BÌNH NAY LÀ MỘT PHẦN CỦA HẢI DƯƠNG XƯA

THÁI BÌNH NAY LÀ MỘT PHẦN CỦA HẢI DƯƠNG XƯA

.

       Cách đây không lâu, tôi có hỏi một quan tỉnh Thái Bình phụ trách ngành văn hóa đã về hưu: Vùng đất bên bờ Hữu sông Hóa (Thái Bình ngày nay) ngày xưa thuộc Hải Dương?

  • Không bao giờ có chuyện đó, nó thuộc Thái Bình? Cán bộ Nguyễn tộc trả lời?
  • Thái Bình mới thành lập hơn 100 năm thôi, ông nội tôi khi mười mấy tuổi đầu đã quốc bộ theo cụ nội đi xem lễ thành lập tỉnh mà anh. Tôi nói.
  • Anh không nắm được lịch sử rồi? Cán bộ Nguyễn tộc kia trả lời.

       Quê ngoại tôi ở huyện Phụ Dực, Thái Bình, nhưng vì không có gì làm chứng cứ, tôi đành “gác” tranh luận này lại. Tuần trước tôi có ghé chùa Cao Linh (Cao Linh tự) tại xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy và ở đây có Cột chúc đài (Bia cột đá vuông) được thôn dân vùng này chọn là đẹp nhất tỉnh Thái Bình. Chủ trì chùa là ông Nguyễn Văn Ba, người khá giỏi Hán Nôm, có hỏi tôi một câu: “Em chưa hiểu huyện Mỹ Đường ghi ở bia này là huyện nào hả bác?

  • Đây là huyện Mỹ Hào thuộc Hải Dương cũ, nay là thị xã của tỉnh Hưng Yên, đến thời vua Đồng Khánh thì những tên Đường phải chuyển vì tên húy của vua là Nguyễn Phúc Ưng Đường (阮福膺禟), ví dụ Phương Đường đổi thành Phương Trì, Thủy Đường đổi thành Thủy Nguyên,… Tôi trả lời.
  • Thế mà em không biết. Cảm ơn anh? Nguyễn Văn Ba trả lời.
  • Anh có biết quê mình xưa thuộc đâu không? Tôi hỏi.
  • Hải Dương anh ạ. Nguyễn Văn Ba trả lời.
  • Cũng giống như toàn bộ thành phố Hải Phòng trước ngày 19/07/1888 là của tỉnh Hải Dương cũ. Tôi trả lời.
  •        

           Cột bia đá đứng (cột chúc đài)

    Nhà văn Ngọc Tô (phải) và Nguyễn Văn Ba trước cửa chùa Cao Linh. 

       Khi xem Cột chúc đài (bia cột đá vuông) năm Vĩnh Thịnh 6 (1710) trước cửa chùa Linh Dương có ghi Đại Việt quốc, Sơn Nam – Hải Dương nhị xứ, Thái Bình – Nam Sách nhị phủ, Thụy Anh huyện, Cao Dương xã. Tạm dịch là: Xã Cao Dương, huyện Thụy Anh, hai phủ Thái Bình – Nam Sách, hai xứ Sơn Nam – Hải Dương, nước Đại Việt.

       Tôi liền giải thích cho Nguyễn Văn Ba và một số thôn dân nơi đây là: Từ năm Minh Đức thứ 1 (1527) đến cuối thời Lê trung hưng, Nhà Mạc đổi trấn Hải Dương thành đạo Hải Dương. Năm Minh Đức thứ 3 (1529), Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ Trai, lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh (gần hết tỉnh Thái Bình, Nam Định ngày nay).

       Nếu tính xa hơn một chút, mảnh đất của thái ấp nhà Trần là A Sào (xã An Thái, Quỳnh Phụ ngày nay) thời đó thuộc lộ Hồng, mà trung tâm lộ Hồng (sau là lộ Hải Đông) đều nằm ở tổng An Thổ, huyện Tứ Kỳ mà (nay là xã Nguyên Giáp, huyện Tứ Kỳ). Nên mảnh đất dọc theo hai bờ Tả, Hữu sông Hóa đều là của Hải Dương chẳng có gì sai.        
Ngọc Tô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin liên quan

Đối tác

Len dau trang
© Copyright © 2018 . All rights reserved