Đóng góp GDP của công nghiệp chế tạo Việt Nam thấp hơn của Campuchia

Đóng góp GDP của công nghiệp chế tạo Việt Nam thấp hơn của Campuchia

.

       Theo Bộ Công Thương, mặc dù chiếm đến gần 90% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nhưng năm 2017 công nghiệp chế tạo chỉ đóng góp gần 15% GDP so với mức trên 20% của phần lớn các quốc gia trong ASEAN, Campuchia 22%, Thái Lan 26%, Hàn Quốc 28%, Trung Quốc 36%.

Tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng nay (19/12), Bộ Công Thương đã công bố báo cáo thực trạng giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.


Đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP của Việt Nam thấp hơn của Campuchia.

Đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP của Việt Nam thấp hơn của Campuchia.

Theo đó, Bộ này khẳng định do phụ thuộc vào các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu nên giá trị gia tăng tạo ra do ngành công nghiệp chế tạo rất thấp so với các quốc gia trong khu vực.

"Mặc dù chiếm đến gần 90% doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nhưng năm 2017 công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đóng góp gần 15% GDP so với mức trên 20% của phần lớn các quốc gia trong ASEAN, Campuchia 22%, Thái Lan 26%, Hàn Quốc 28%, Trung Quốc 36%", Bộ Công Thương cho biết.

Bộ Công Thương cho biết, hiện nhập siêu linh kiện, phụ tùng còn rất lớn. Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng là gần 45 tỷ USD, tăng hơn 14% so với 2015, chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc (gần 14 tỷ USD), Trung Quốc (hơn 12 tỷ USD).

Nhập khẩu từ 02 quốc gia này chiếm gần 60% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Việt Nam. Nếu tính cả các ngành CNHT cho dệt may và da – giày, kim ngạch nhập khẩu CNHT Việt Nam năm 2016 lên đến hơn 63 tỷ USD (Số liệu cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo Báo cáo này).

Các ngành có nhập khẩu linh phụ kiện lớn hiện nay là, dệt may, da giày và công nghiệp ô tô. Ngành dệt máy, năm 2017 Việt Nam nhập khẩu khoảng 11 tỷ USD vải phục vụ cho ngành may mặc. Vải sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng để sản xuất quần áo chất lượng trung bình và thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Với da giày, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 40 - 45%. Các doanh nghiệp trong nước chiếm gần 70% về số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam.

Với sản xuất ô tô, theo thống kê sơ bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2017 là hơn 322.000 xe, trong đó số lượng ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi là gần 130.000 xe.

Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp, đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, trong đó Thaco đạt 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Với ngành điện tử, Bộ Công Thương cho biết Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Samsung.

"Hầu hết các linh kiện nội địa hóa đều do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Mới chỉ có khoảng 35 doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp vật tư tiêu hao, bao bì, in ấn...với giá trị cung ứng rất nhỏ so với nhu cầu linh kiện và phụ tùng của Samsung", Bộ Công Thương cho hay.

Nguyễn Tuyền

Theo dantri

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin liên quan

Đối tác

Len dau trang
© Copyright © 2018 . All rights reserved